Một số thương hiệu smartphone đưa ra thông tin về pin sạc điện thoại “hơi quá” Điều này không tốt khi người dùng quá tin tưởng lời quảng cáo pin dùng cả ngày hay sạc nhanh. Vậy hãy cùng xem xét một số trường hợp quảng cáo hơi “ảo” từ các nhà sản xuất.
Một công ty có thể tuyên bố rằng smartphone có công suất sạc 65W, nhưng thực ra chúng chỉ đạt được con số 65W trong một, hai phút hoặc chúng hoàn toàn không thể. Ví dụ như Xiaomi Mi 10 Ultra, smartphone đầu tiên có sạc 120W. Nhưng qua thử nghiệm cho thấy thiết bị không có tốc độ sạc quá 80W.
Dù chênh lệnh 40W, nhưng chắc chắn smartphone vẫn đang được sạc nhanh chóng. Tương tự, một hử nghiệm của Android Authority cho thấy chiếc OnePlus 9 Pro’s 65W Warpcharge chạy ở công suất tối đa như lời quảng trong vòng chưa đầy năm phút trước khi nó giảm ở công suất thấp hơn.
Dù smartphone có ghi công suất sạc là 30W, tuy nhiên thực tết khi sạc pin từ nguồn điện qua củ sạc lại có thể thấp hơn. Anandtech đã kiểm tra Xiaomi 11T Pro và nhận thấy bộ sạc 120W thực tế chỉ sạc ở công suất 115W. Tuy nhiên, smartphone này chỉ nhận được tối đa 97W từ bộ sạc. Tương tự, ZTE Axon 30 Ultra nhận được ít năng lượng hơn ở thiết bị so với bộ sạc 65W được quảng cáo.
Google cũng đã bị chất vấn về trường hợp trên. Chính Android Authority đã phát hiện ra rằng chiếc Pixel 6 Pro không đạt được công suất tối đa là 30W (cục sạc chính hãng mua tại Google Store dành cho mẫu Pixel 6) mà thực chất chỉ đạt 22W tối đa mà thôi.
Đây có thể là một ví dụ nổi bật nhất trong danh sách. Không có gì lạ khi bộ xử lý của điện thoại tự động giảm hiệu suất một khi pin bị suy giảm hiệu năng tại một thời điểm nhất định. Apple là người triển khai thủ thuật này. Thủ thuật này đã làm giảm tốc các iPhone cũ hơn khi pin của chúng bắt đầu lão hóa.
Lý do của Apple chính là muốn ngăn iPhone cũ này bị sập nguồn. Tuy nhiên sự thiếu minh bạch xung quanh vấn đề này vấp phải phản ứng dữ dội từ người dùng. Apple sau đó phải cung cấp thêm các sản phẩm thay thế pin rẻ hơn đồng thời cũng làm rõ cài đặt trong iOS để giải thích cặn kẽ cho người dùng.
Một số thương hiệu nổi bật sẽ hiển thị “100%” trên smartphone của họ để gợi ý rằng thiết bị đã được sạc đầy. Sự thật là thiết bị sẽ tiếp tục sạc trong một thời gian ngắn để đạt hết công suất thực tế của nó. Điều này có thể giúp viên pin ít bị quá tải khi phải sạc đầy 100% và để quá lâu, và giúp tăng tuổi thọ pin.
Mặt khác, các thương hiệu đang muốn “ăn gian” thêm thời gian sạc từ 0 đến 100%. Ví dụ: chiếc OnePlus quảng cáo thời gian sạc từ 0 đến 100% chỉ 29 phút cho OnePlus 9 Pro, tuy nhiên thử nghiệm cho thấy nó phải sạc thêm 20 phút nữa để đầy. Mi 11 Ultra cũng được quảng cáo thời gian sạc từ 0 đến 100% là 36 phút, tuy nhiên nó có thể sạc thêm 12 phút nữa. Bên cạnh đó, Apple và Samsung cũng là những cái tên “khống” về thời gian sạc.
Một trong những số liệu quan trọng nhất đối với sức khỏe của viên pin điện thoại chính là pin có thể chịu được bao nhiêu chu kỳ sạc trước khi giảm dung lượng đáng kể. Một chu kỳ sạc bao gồm sử dụng 100% dung lượng pin của người dùng và 800 chu kỳ sạc, một số liệu phổ biến hiện nay, chỉ bằng hơn hai năm sạc hàng ngày. Ví dụ về Samsung Galaxy Note 8, hãng đã báo cáo rằng pin của máy chỉ giảm xuống 95% sau hai năm sử dụng. Nói cách khác, viên pin 3.300mAh của máy sẽ gần tương đương với 3.135mAh sau khoảng thời gian hai năm có sạc hàng ngày.
Trong khi đó, cả Xiaomi và Oppo đều cho biết tốc độ sạc lần lượt là 200W và 125W của hãng sẽ làm giảm dung lượng pin xuống 80% sau 800 chu kỳ. Điều đó có nghĩa là một chiếc smartphone có pin 4.000mAh sẽ tương đương với 3.200mAh sau vài năm nữa. Nghe có vẻ không quá tệ, nhưng đó chính là mức tiêu hao 800mAh đáng kể, có thể dễ dàng làm giảm thời lượng pin của bạn trong nửa ngày.
Apple còn tệ hơn, trang hỗ trợ tình trạng pin iPhone của họ cho biết “pin bình thường” sẽ giữ được tới 80% dung lượng chỉ sau 500 chu kỳ sạc (thậm chí không đến một năm rưỡi). Con số này thấp hơn nhiều so với số liệu của Xiaomi và Oppo, nghĩa là người dùng có thể mất 20% dung lượng pin trước khi hết hạn hợp đồng hai năm.