Pin li-ion có cần sạc 8 tiếng trong lần đầu tiên sử dụng?

Sạc pin điện thoại là thứ gần như phải làm mỗi ngày, vậy để bảo tuổi thọ của viên pin cần lưu ý điều gì khi sạc? Pin li-on có cần sạc 8 tiếng trong lần đầu tiên sử dụng?

 

co-can-sac-8-tieng-trong-lan-dau-sieu-ban-re

 

Công nghệ và vật liệu dùng làm pin cho điện thoại đã có những bước phát triển nhất định qua thời gian, những chú ý khi sạc pin, bảo quản pin cũng thay đổi theo mà rất nhiều người không để ý. Có một điều mà mọi người vẫn chuyền tai nhau khi mua điện thoại mới là sạc pin 8 tiếng.

Vậy pin li-on có cần sạc 8 tiếng trong lần đầu tiên sử dụng, như nhiều người nghĩ lâu nay? Câu trả lời là “Không”. Hay cùng tìm hiểu những phân tích dưới đây để làm rõ câu trả lời này.

 

Công nghệ pin Lithium hiện đang được các nhà sản xuất sử dụng đại trà thay thế cho công nghệ cũ, và vì vậy, quả pin không cần phải được “kích hoạt” trong lần sử dụng đầu tiên sau khi mua máy như trước đây.

Những chiếc smartphone ngày nay có thể sạc đầy trong vòng 2 giờ, trong khi những chiếc smartphone được trang bị công nghệ sạc nhanh có thể sạc đầy pin trong khoảng 1 giờ. Sau khi sạc đầy 100% pin, có thể để thêm tầm 15 phút nữa rồi hãy rút sạc ra. Vậy là, bạn đã biết pin li-on có cần sạc 8 tiếng khi mua điện thoại mới hay không.

 

co-can-sac-8-tieng-trong-lan-dau-sieu-ban-re

 

Pin Lithium có thể sạc hay ngưng sạc hàng trăm lần, nhưng nếu cắm sạc để hoài có thể làm hỏng pin. Quá trình sạc, xả cần thiết khi pin hết và cần được nạp đầy, nạp nhồi pin chỉ có hại chứ không có lợi. Việc sạc và xả sâu (sạc đến 100% và không rút sạc hay để pin cạn 0% và sập nguồn) liên tục sẽ ảnh hưởng đến tuổi thọ của pin, chưa kể còn có rất nhiều yếu tố khác làm ảnh hưởng đến tuổi thọ của pin.

Nếu quả pin được xả – sử dụng đến cuối ngày, khi cạn pin rồi mới sạc thì thật sự tuổi thọ của nó sẽ khá dài. Điều này lý giải vì sao những người có thói quen tốt khi dùng điện thoại, có thể dùng máy đến vài năm.

Pin Lithium có thể sạc bất kỳ lúc nào, một trong những biện pháp giúp giảm chu kỳ sạc – điều khiến cho pin mau lão hóa, từ đó giúp sử dụng pin lâu hơn.

 

Pin Lithium thường có mạch bảo vệ an toàn, cũng như những thiết bị sử dụng dòng pin này có mạch tự động ngắt điện khi pin sạc đầy, tránh hiện tượng sạc nhồi có thể dẫn đến đoản mạch.

Nếu quả pin chất lượng, pin có sạc lâu đi nữa cũng đảm bảo an toàn cho thiết bị và người sử dụng, dù có sạc và xả sâu đi chăng nữa. Và bởi vì điện thoại ngày nay toàn pin liền, nên không biết được nó có tốt không. Trước đây, người ta thường hay cắm sạc khi đi ngủ vì sạc quá chậm. Thế nhưng giờ đây, cùng với sự phát triển như vũ bão của sạc nhanh, sạc qua đêm không còn cần thiết nữa.

 

co-can-sac-8-tieng-trong-lan-dau-sieu-ban-re

 

Tác hại lớn nhất trong những thói quen không tốt của chúng ta chính là sử dụng củ sạc, cáp sạc… hay phụ kiện không phải hàng chính hãng nói chung, nếu không muốn nói là hàng kém chất lượng. Dòng điện đi qua một củ sạc, dây cáp sạc có chất lượng cao sẽ ổn định, bảo vệ cho thiết bị và viên pin cũng như người sử dụng thiết bị đó.

Một số người nói rằng sạc nhanh có thể làm hỏng pin, nhưng thực tế chỉ là “lo bò trắng răng” bởi những gì mà sạc nhanh mang lại là quá rõ ràng. Cũng cần lưu ý nên dùng củ sạc chính hãng là OK nhất.

 

Mỗi củ sạc nhanh của thương hiệu điện thoại đều có một giao thức sạc nhanh riêng, được thiết kế để dùng riêng cho hãng đó, có cái thì sẽ dùng chung được với các hãng khác nữa, miễn là hàng chính hãng, không phải hàng trôi nổi kém chất lượng.

Có rất nhiều cách để bảo vệ quả pin điện thoại, nhìn chung, đó là quản lý nhiệt độ tỏa ra và việc sạc pin. Người dùng cần lưu ý nhiệt độ xung quanh khi sạc, và không cần phải sạc 100% pin, cũng không cần để pin còn 0%, như vậy hại nhiều hơn lợi.

Như vậy tổng kết lại, pin li-on không có cần sạc 8 tiếng như trước đây nữa, bạn có thể sạc bất cứ lúc nào bạn muốn, sạc cứ khi nào bạn có thời gian, không để pin còn 0% sập nguồn hay 100% pin mà vẫn cắm điện, nên sạc pin trong môi trường mát mẻ.