Thiếu chip toàn cầu ảnh hưởng như thế nào đến ngành công nghệ?

Sự thiếu hụt chip bắt nguồn từ sự kết hợp của nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm việc các nhà sản xuất ô tô phải đóng cửa nhà máy trong đại dịch Covid-19 vào năm ngoái cũng như cạnh tranh chip cho các thiết bị điện tử tiêu dùng tăng mạnh.

 

Sự thiếu hụt chip bắt nguồn từ sự kết hợp của nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm việc các nhà sản xuất ô tô phải đóng cửa nhà máy trong đại dịch Covid-19 vào năm ngoái cũng như cạnh tranh chip cho các thiết bị điện tử tiêu dùng tăng mạnh.

 

Từ những đơn hàng bị chậm trễ, nguồn cung linh kiện cho thiết bị gia dụng thiếu hụt cho tới smartphone bị đội giá, toàn cầu đang đối mặt với cuộc khủng hoảng thiếu chíp bán dẫn chưa từng có.

 

chi-smartphone-sieu-ban-re

 

Lúc này, các nhà sản xuất chíp đang phải gồng mình phục vụ những thương hiệu công nghệ lớn như Apple. Nhất là khi mà smartphone 5G và Internet bùng nổ sau đại dịch. Cùng với đó là lệnh cấm vận của Mỹ nhằm vào các hãng công nghệ Trung Quốc càng khiến cuộc khủng hoảng thiếu chíp thêm trầm trọng.

TSMC và Samsung – hai hãng chip lớn nhất châu Á chịu trách nhiệm sản xuất silicon tiên tiến cho thế giới đã không đáp ứng được nhu cầu của các hãng công nghệ.

Năm ngoái, Apple đã buộc phải trì hoãn việc ra mắt dòng iPhone 12 tới tận hai tháng do hạn chế về nguồn cung và tác động của đại dịch Covid-19. Rất có thể trong năm nay, dòng iPhone 13 cũng bị lùi lại lịch.

 

chip-smartphone-sieu-ban-re

 

GlobalFoundries – công ty gia công bán dẫn lớn thứ ba thế giới dự đoán tình trạng thiếu chip toàn cầu sẽ còn kéo dài đến năm 2022 hoặc hơn. CEO của hãng cho biết, tất cả nhà máy đều đang hoạt động 100% công suất và cố gắng bổ sung công suất nhanh nhất có thể.

Với sự ảnh hưởng của việc thiếu chip toàn cầu, khách hàng nên dần quen với việc giá bán smartphone, máy chơi game, TV, bộ xử lý đồ họa (GPU) và ô tô trong năm 2021 sẽ tăng cao hơn.