Trên thị trường hiện nay tai nghe Bluetooth khá phổ biến. Mặc dù vậy, không ít người dùng bị ảnh hưởng sức khỏe bởi thói quen đeo tai nghe không dây. Hãy cùng tìm hiểu lý do vì sao không nên đeo tai nghe bluetooth quá lâu trong bài viết dưới nhé!
Tai nghe bluetooth quả thực rất tiện lợi đặc biệt là đối với những người dùng thường xuyên làm việc, giải trí tại những không gian chung. Hoặc ít nhất khi người dùng cần thực hiện một cuộc gọi thì tai nghe Bluetooth nhỏ gọn cũng rất hữu ích. Tuy nhiên, nó vô tình gây ra tình trạng người dùng sử dụng tai nghe đeo liên tục. Nó sẽ gây ảnh hưởng đến quá trình tai tự bảo vệ. Thông thường, khi đeo lâu và gỡ ra, chúng ta thường có cảm giác tai bị ướt và dầu, tuy nhiên đó không phải là mồ hôi đâu. Đây là hiện tượng sáp ráy tai ùn ứ khi thoát ra ngoài do tai nghe chặn lại.
Phần sáp này là một chất tiết không thấm nước, nó có chức năng bảo vệ tai và làm ẩm da trong ống tai. Bên cạnh đó nó cũng giúp giữ lại bụi bẩn, ngăn vi khuẩn hay côn trùng xâm nhập vào bên trong. Nhờ cơ chế tự nhiên, nó có thể đẩy những giọt nước hay tế bào chết trong tai ra ngoài. Sáp ráy tai sẽ chuyển động từ trong ra ngoài trừ khi có thứ gì chặn lại. Quá trình này sẽ hỗ trợ tự nhiên bởi khớp hàm, nên khi người dùng vận động hàm nhiều lúc đeo tai nghe, sáp tai sẽ nhiều hơn.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), người dùng không nên đeo tai nghe quá 1 tiếng đồng hồ mỗi ngày. Bên cạnh đó, hãy thiết lập mức âm lượng vừa phải không vượt quá 60% để bảo vệ màng nhĩ. Còn đối với những người dùng thường xuyên đeo tai nghe có thể lựa chọn loại thiết kế over-ear để không bít hoàn toàn ống tai. Một số trường hợp đeo tai nghe quá lâu có thể sẽ khiến vi khuẩn và nấm xuất hiện do độ ẩm. Người dùng nên thường xuyên vệ sinh tai đúng cách, và tất nhiên là cả tai nghe nhé!